Cấu tạo thang máy gia đình
- Các thiết bị cấu tạo của thang máy gia đình:
- Thiết bị máy kéo của thang máy: đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của thang máy, giúp cho tháng máy hoạt động. Đối với thang máy gia đình, bộ phận máy kéo có thể sử dụng động cơ có hộp số hoặc động cơ không hộp số, tùy thuộc vào từng cấu trúc của từng căn nhà
- Thiết bị điều khiển: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nhận lệnh và điều khiển mọi hoạt động của thang máy. Thiết bị điều khiển có 2 dòng chính là PLC và bo vi xử lý, đều mang đến sự hài hòa và đem lại hiệu quả làm việc cao nhất cho thang máị
- Thiết bị động lực: đây là bộ phận kiểm doát tốc độ của thang máy nhằm đảm bảo thang máy hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả, ổn định và an toàn nhất trong quá trình sử dụng. Ngoài các bộ phận chính kể trên, thang máy Nippon còn có các bộ phận khác như cửa cabin, cảm biến an toàn cửa, thiết bị cứu hộ tự động,…
Cấu tạo thang máy gia đình
Một chiếc thang máy gia đình hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo bao gồm: Máy kéo (động cơ), tủ điều khiển, cabin, cáp tải, đối trọng, rail dẫn hướng, hệ thống khống chế vượt tốt, hệ thống cửa tầng, cứu hộ…
Máy kéo (động cơ)
Đây được cho là bộ phận quan trọng và có giá trị nhất, nó đóng vai trò quyết định đến sự vận hành hoạt động thang máy. Về cơ bản, có 2 loại máy kéo thang máy phổ biến là máy kéo có hộp số (dùng cho thang máy có phòng máy) và máy kéo không hộp số (sử dụng cho loại thang máy không phòng máy).
Tủ điều khiển
Có nhiệm vụ điều khiển tất cả các hoạt động của thang máy theo yêu cầu của người vận hành. Tủ điều khiển bao gồm các bộ phận sau: vỏ tủ, biến tần (điều khiển tốc độ thang máy), điều khiển tín hiệu, công tắc, hệ thống relay, điều khiển tín hiệu (PLC hoặc bộ vi xử lý), các bo mạch trung gian.
Cabin
Được thiết kế đặc biệt để chở người hoặc hàng hóa trong gia đình, thường được làm bằng inox sọc nhuyễn, inox gương, thép phủ sơn, kính… Các loại thang máy liên doanh thì có cabin và khung cabin được sản xuất trong nước còn cabin của thang máy nhập khẩu thì được nhập đồng bộ với những thiết bị khác.
Cáp tải
Bộ phận này có chức năng dùng để nâng hạ cabin và đối trọng với độ bền cao. Một bộ thang máy sẽ có 2 hệ thống cáp, một là cáp tải kết nối giữa cabin và đối trọng, hai là cáp của hệ thống khống chế vượt tốc. Số lượng và kích thước của cáp tải sẽ phụ thuộc vào từng loại máy kéo, tải trọng và tốc độ của thang.
Đối trọng
Đối trọng thang máy gia đình là thiết bị dùng cân bằng tải trọng của cabin, làm cho việc nâng tải trở nên dễ dàng. Đối trọng thang máy gồm có 2 bộ phận chính khung và cụ bo đối trọng: bằng gang hoặc bê tông. Một số loại thang máy gia đình đặc biệt như thang thủy lực, thang trục vít bánh vít… sẽ không có đối trọng.
Rail dẫn hướng
Được chia làm 2 loại là rail cabin và rail đối trọng (thang máy không có đối trọng thì sẽ không có rail đối trọng). Rail dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn đường cho cabin và đối trọng di chuyển theo dọc hố thang máy. Do được cố định nên thang máy sẽ di chuyển chính xác và luôn ở vị trí thiết kế ban đầu trong hố thang.
Bộ khống chế vượt tốc
Bộ khống chế vượt tốc của thang máy gia đình giúp duy trì kết nối giữa cabin và rail trong trường hợp cáp tải bị đứt hoặc vượt quá tốc độ thiết kế của thang máy. Đây là thiết bị quan trọng đảm bảo an toàn cho người trong cabin trong trường hợp toàn bộ cáp tải bị đứt. Bộ khống chế vượt tốc gồm 3 bộ phận bộ điều khiển (được lắp đặt trong phòng máy), cáp điều khiển và đối trọng điều khiển (giúp căng cáp điều khiển).
Hệ thống cửa tầng
Mỗi tầng sẽ có một bộ cửa tầng và hoạt động tự động. Cấu tạo hệ thống cửa tầng của thang máy gia đình sẽ bao gồm cánh cửa cabin, hệ thống truyền động cửa, khung bao cửa, photocell, khóa an toàn…
Hệ thống cứu hộ tự động
Là hệ thống giúp thang máy hoạt động đến tầng gần nhất và mở các cửa cho phép người dùng trong cabin thoát ra ngoài trong những trường hợp mất điện đột ngột. Hệ thống này giúp nâng cao độ an toàn cho mỗi thang máy, đây là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo thang máy gia đình hiện đại.
Thông số kỹ thuật thang máy
Trong quá trình mua và sử dụng, việc nắm rõ các thông số kỹ thuật thang máy gia đình là rất quan trọng. Nó sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra lựa chọn chính xác cho loại thang máy phù hợp, đáp ứng nhu cầu. Trên thực tế, có 3 thông số kỹ thuật thang máy mà người dùng nhất định không nên xem thường:
Kích thước thang máy gia đình
Là kích thước thông số, số đo chính xác của hố thang máy và diện tích cabin tương ứng chiều rộng, chiều sâu và chiều cao của buồng thang. Mỗi hãng thang máy sẽ có kích thước tiêu chuẩn theo từng mức tải trọng. Tải trọng cụ thể của thang máy gia đình là 200kg, 250kg, 350kg hoặc 450kg… Biết được kích thước chính xác của thang máy gia đình sẽ giúp chủ đầu tư và kiến trúc sư lựa chọn được loại thang và tải trọng phù hợp với nhu cầu, diện tích của công trình, đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.
Hố pit thang máy gia đình
Hố pit thang máy là phần dưới của hố thang, được tính từ độ cao của tầng trệt đến mặt đáy hoàn thiện của thang máy. Kích thước hố pit thang máy gia đình sẽ được xây dựng tùy vào kích thước hố thang, độ sâu tối thiểu của hố pit là 600mm, tối đa là 1400mm. Nếu sử dụng thang máy gia đình 350kg, hố pit sâu 1000mm là sự lựa chọn tuyệt vời. Thang máy 450kg thì chiều sâu hố pit 1200mm là tốt nhất.
Công suất thang máy gia đình
Công suất của thang máy gia đình tùy thuộc vào từng loại thang máy với các tải trọng khác nhau. Cụ thể: Công suất thang máy có phòng máy: Thang máy tải trọng 350 kg, công suất 3.0 kw. Thang máy gia đình tải trọng 450 kg, công suất 5,0 kw. Thang máy gia đình tải trọng 630kg công suất 7,5 kW.
Công suất thang máy gia đình không phòng máy: Thang máy tải trọng 350 kg, công suất 2,1 kw. Thang máy tải trọng 450 kg, công suất 3,2 kW. Thang máy gia đình 630kg có công suất tải 4,6 kW.
Các loại thang máy gia đình
Thang máy gia đình được phân theo nhiều loại chẳng hạn như chức năng, xuất xứ, thương hiệu, cấu tạo hay tải trọng. Theo tải trọng thì thang máy được lắp đặt trong gia đình sẽ bao gồm các loại sau:
Thang máy gia đình 200kg
Đây là loại thang máy gia đình có kích thước nhỏ nhất hiện nay tại Việt Nam. Thang máy gia đình 200kg thường được sử dụng cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ từ 25 - 30 m2 hoặc công trình vừa được cải tạo. Loại thang máy này chỉ được phục vụ tối đa từ 1 – 2 người chủ yếu là người già và người khuyết tật.
Thang máy gia đình 250kg
Được sử dụng phục vụ cho từ 2 – 3 người/ lần với tốc độ là 60m/phút. Thang máy gia đình 250kg phù hợp để lắp đặt cho những ngôi nhà diện tích chật hẹp từ 40m2 – 50m2 hoặc công trình cải tạo lắp thêm thang máy ở ngoài giếng trời để phục vụ nhu cầu đi lại của các thành viên trong gia đình. Do tải trọng nhỏ nên thang máy 250kg không phải mất thêm chi phí để chuyển sang dòng điện 3 pha.
Thang máy gia đình 300kg
Loại thang máy gia đình 300kg có thể được sử dụng cho gia đình có 4 thành viên. Kích thước nhỏ gọn giúp cho loại thang máy này có thể được lắp đặt và sử dụng cho ngôi nhà diện tích hạn chế mà không chiếm nhiều diện tích. Những ngôi nhà phố có thể lắp đặt ngay loại thang máy tải trọng 300kg ở mọi vị trí như giữa lòng cầu thang bộ, góc nhà hay ngoài trời để tạo nên điểm nhấn cực kỳ tiện nghi và hiện đại.
Thang máy gia đình 350kg
Khá phổ biến trong các công trình nhà ở, căn hộ, nhà phố có diện tích từ 60m2 trở lên. Thang máy gia đình 350kg có thể được sử dụng cho 5 người dùng/1 lần. Mức tiêu thụ điện của loại thang máy này khá ít, chưa tới 500 nghìn mỗi tháng. Ngoài phục vụ nhu cầu di chuyển, thang máy 350kg với nhiều thiết kế, kiểu dáng bắt mắt giúp không gian nhà ở trở nên sang trọng, đẳng cấp và thể hiện vị thế của chủ hộ.
Thang máy gia đình 450kg
Khắc phục những hạn chế của thang máy tải trọng nhỏ, thang máy gia đình 450kg trở thành sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Thang máy 450kg có thể đáp ứng được số lượng lớn người sử dụng từ 6 – 7 người. Ngoài ra nó còn giúp vận chuyển hàng hóa, vật nặng lên các tầng trên một cách dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức thời gian. Hiện nay thang máy gia đình 450kg được sản xuất với nhiều tính năng, đảm bảo mọi hoạt động an toàn. Với công trình xây dựng từ 100m2 rất thích hợp chọn loại thang máy này.
Thang máy gia đình loại nào tốt
Trên thị trường, có rất nhiều hãng thang máy gia đình nổi tiếng như Mitsubishi, Fuji, Montanari, Schindler, Hitachi, Hyundai … mỗi hãng thang máy có những ưu điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích mà chủ đầu tư có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp để lắp đặt trong ngôi nhà của mình.
Thang máy NIPPONHITECH – MALAYSIA nổi tiếng với công nghệ hiện đại, đảm bảo độ an toàn, tiện nghi. Sản phẩm có đa dạng các loại phù hợp nhiều nhu cầu, thiết kế kiểu dáng tinh tế phù hợp mọi xu thế khác nhau. Thang máy của hãng nổi tiếng với máy kéo và bộ điều khiển được cải tiến, công nghệ hiệu suất cao. Động cơ nam châm vĩnh cửu giảm tiếng ồn và độ rung, tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Có thể nói, thang máy gia đình NIPPONHITECH – MALAYSIA là một sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhà bởi sản phẩm sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Thiết kế sang trọng, đẹp mắt đa dạng với nhiều mẫu mã phù hợp với các xu thế thời hiện đại. Hệ thống điều khiển được thiết kế theo công nghệ cao, khả năng đáp ứng linh hoạt. Trang bị nhiều hệ thống thiết bị an toàn đảm bảo cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp, mất điện. Hiện nay giá bán thang máy gia đình Mitsubishi khá hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Chi phí bảo trì thang máy gia đình
Trong quá trình sử dụng, việc bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ là đều cần thiết nhằm đảm bảo mọi hoạt động an toàn. Tùy thuộc vào từng loại thang máy, nhu cầu sử dụng, tải trọng, tốc độ hay tuổi thọ sản phẩm mà có mức chi phí bảo trì khác nhau và thường giao động từ 1 – 4 triệu đồng.
Để tiết kiệm chi phí bảo trì thang máy gia đình, chủ nhà nên lựa chọn gói bảo trì phù hợp, chỉ nên chọn thời gian bảo trì hợp lý. Đồng thời chú ý sử dụng thang máy đúng theo đúng thông tin của nhà sản xuất cung cấp để đảm bảo an toàn lại hạn chế tình trạng hư hỏng của sản phẩm gây tốn nhiều phí sửa chữa
MỘT SỐ HÌNH ẢNH